Trang chủ Tin tức Thiết kế nội thất phong cách tối giản – 8 mẫu thiết kế chứng minh ít còn hơn nhiều

Thiết kế nội thất phong cách tối giản – 8 mẫu thiết kế chứng minh ít còn hơn nhiều

Thiết kế nội thất nhà ở theo phong cách tối giản – Xu hướng thiết kế năm 2019.

Bạn có thể xem các mẫu trong bộ sưu tập sau:

Khô cứng, lạnh lẽo và tẻ nhạt? Đơn giản, bóng loáng và gợi cảm? Tùy thuộc vào cách bạn chiêm ngưỡng những bản thiết kế nội thất theo phong cách tối giản như thế nào mà thôi. Chúng thể hiện được nhiều ý nghĩa hơn rất nhiều so với chúng ta nghĩ.

Đào sâu vào học thuyết “ít là nhiều”, chúng ta cần suy nghĩ lại. Tối giản không chỉ là 1 chiếc hộp màu trắng nguyên sơ hay là sự tối ưu hóa không gian sống triệt để mà nó là sự kết hợp của cả 2. Thể hiện thiết kế công năng đặc biệt kết hợp đồng thời nghệ thuật đơn giản hóa sáng tạo cuộc sống.

Nghệ thuật tối giản được bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, một số nhà thiết kế đi ngược lại truyền thống và giản lược các chi tiết trong thiết kế cổ điển. Họ cảm thấy nên loại bỏ những thứ quá rườm rà và sử dụng những vật cần thiết theo đúng muc đích. Dần rà, sau nhiều năm, tạo nên phong cách thiết kế nội thất tối giản như hiện nay.

Các nhà thiết kế của mọi lĩnh vực đều bắt đầu bằng thiết kế đơn giản, gọn gàng. Xe cộ, thiết bị tự động và kiến trúc đều trở nên hợp lý. Xu thế đó sẽ tiếp diễn hầu hết ở mọi nơi trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bạn có thể biết ơn chiếc Iphone nhỏ nhắn đơn giản nhưng trơn mượt và vô cùng đa năng của mình giúp bạn giải quyết rất nhiều vấn đề, cũng được thiết kế theo phong cách tối giản!

Thiết kế nội thất phong cách tối giản mẫu 4

Giao điểm của hình thức và chức năng:

1 trong những người đầu tiên sử dụng phương pháp tối giản là Mies Van Der Rohe. Thực tế là cụm từ “ít thành nhiều” bắt nguồn từ kiến trúc sư và nhà giáo người Đức. Người sử dụng kính, thép và không gian mở để tạo ra tầm nhìn hiện đai chưa từng có. Việc sử dụng các đường thẳng, đường nét rõ ràng và hình hộp chữ nhật tạo cảm giác trật tự, logic cho không gian.

Từ đó, các thành phần chức năng theo được tạo theo cách gọn nhẹ là chìa khóa trong thiết kế Tối giản. Một bức tường nổi hình hộp được sử dụng làm vách ngăn đôi không gian vừa được sử dụng làm vật lưu trữ đồ đạc, vừa đóng vai trò là 1 thành phần nghệ thuật, tạo điểm nhấn trong thiết kế.

Loại bỏ các vật lộn xộn, dư thừa. Sự tối giản cho phép tập trung vào mục đích và chức năng của từng phòng. Lựa chọn nội thất thật đẹp và phù hợp, thể hiện vẻ đẹp của đồ đạc.

Thiết kế nội thất phong cách tối giản mẫu 5

Tương tự, kết hợp màu sắc giản dị, trung tính để cân bằng không gian, tạo cảm giác thư giãn. Lưu ý là, màu sắc đơn giản không có nghĩa mọi đồ vật đều chỉ màu đen và trắng nhé!

Tại sao phong cách Tối giản lại hiệu quả?

Tối giản không chỉ nhìn đẹp mắt mà còn khá nhiều lợi ích mang lại. Đầu tiên, một không gian sạch sẽ, gọn gàng sẽ tăng chỉ số hạnh phúc và sức khỏe cho chúng ta. Bất kỳ thứ gì cũng dễ dàng thấy, bạn không mất công tìm kiếm gây tâm trạng căng thẳng.

Tiếp theo, sự sắp xếp hợp lý theo trật tự, theo logic tạo nên không gian thư giãn, ngăn nắp, trôi chảy.

Một lợi ích rõ ràng nữa: Sắp xếp nội thất hợp lý cho bạn nhiều không gian hơn, dù ở căn phòng rất nhỏ. Thêm vào đó, gam màu trung tính giúp căn phòng giảm lộn xộn, tăng cảm giác thanh thản.

Thiết kế nội thất phong cách tối giản mẫu 2

Cuối cùng, “ít hơn” có nghĩa là túi bạn sẽ có tiền”nhiều hơn”!

Làm thế nào để cải thiện?

Nếu bạn là người theo kiểu truyền thống, bạn yêu thích đường cong và mọi thứ có diềm, bạn có thể áp dụng một số nguyên lý tối giản để tạo nên căn nhà vui khỏe. Một vài tip như sau:

  • Cải thiện căn nhà: Ai không thể cải thiện nổi nhà mình chứ? Sống trong một không gian sạch và gọn gàng không chỉ là tối giản mà còn là sức khỏe. Nếu bạn có những phụ kiện hoặc những đồ vật thừa và chúng chỉ có tác dụng hứng bụi, thì nên xem xét loại bỏ đi. Tương tự với những khung ảnh cũ, trang trí lại bằng những khung kỹ thuật số hoặc tạo những khung trưng bày ảnh trên tường. Khi bạn bắt đầu lau dọn bề mặt thôi cũng có thể cảm nhận ngay một không khí mới mẻ trong phòng của mình.
  • Sắp xếp lại nội thất cho hợp lý. Mỗi phòng có 1 thứ nội thất gì đó. Nếu có một chiếc ghế băng dài nằm ở góc nhà đang đợi khách nào đó mà chưa 1 lần được ngồi vào thì bạn hãy bỏ đi.

Nếu chiếc bàn cà phê quá lớn? Thử thay thế bằng chiếc nhỏ hơn, mọi đồ đạc trong nhà bạn đều có thể thu gọn hoặc giảm kích thước để tăng thêm không gian.

  • Đơn giản hóa màu sắc: Nhìn xung quanh phòng xem,bao gồm cả phụ kiện, tranh ảnh nghệ thuật, thảm, cửa sổ và đồ đạc, có bao nhiêu màu? Đơn giản hóa màu sắc bằng cách giữ lại những đồ vật 2 đến 3 màu, sao cho hài hòa và thống nhất.

Thử những đồ đạc kết cấu khác nhưng tương tự màu sắc kết hợp xem sao. Ví dụ như để chiếc gối len màu xám lên chiếc sofa màu xám. Hoặc nếu bạn đã căn phòng màu trung tính, thử thêm 1 màu sắc nổi bật để tạo điểm nhấn.

  • Tập trung vào công năng: Tâm điểm của căn phòng thường được tạo bởi nội thất và phụ kiện bên trong đó. Ví dụ như bức vách ngăn nghệ thuật đứt đoạn hoặc những đường nét trang trí cửa sổ, không nhất thiết phải tối ưu hóa công năng của toàn bộ không gian, mà là đánh lạc hướng khỏi nó để tạo cảm giác về không gian.

Đừng nói bạn không thể tạo ra những đặc trưng nghệ thuật trong căn phòng tối giản. Cứ thực hiện với những mảnh ghép nghệ thuật, có thể là những chiếc bóng đèn cố định gắn trần với góc cạnh nam tính bên trên chiếc bàn ăn trống hoặc 1 phần của bộ đồ nội thất có màu sắc tươi sáng. Khi bạn đã thấm nhuần phong cách tối giản, bạn sẽ tự hỏi mình “Cái này có thực sự cần thiết không?”

Không gian tối giản tượng trưng cho vẻ đẹp của sự cân bằng và giản dị. Tốt cho sức khỏe, giảm rối loạn và tạo căn nhà yên bình thẩm mỹ.